Hăm tã ở trẻ nhỏ (Viêm da tã lót)
Bệnh hăm tã là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ từ 3-15 tháng tuổi đặc biệt khi thời tiết nóng bức và nồm ẩm. Đây là tình trạng viêm da kích ứng. Biểu hiện là dát đỏ kèm theo các mụn nước nhỏ vùng da kín của trẻ nhỏ.
Nguyên nhân: Do ứ đọng nước tiểu hoặc phân trong bỉm. Các enzyme và muối trong phân nước tiểu của trẻ sẽ phân hủy lớp chất béo và protein trên bề mặt da( có tác dụng bảo vệ da của trẻ) đồng thời phân và nước tiểu kết hợp tạo thành ammonium hydroxide làm gia tăng độ PH, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật phát triển đặc biệt là nấm.
Yếu tố thuận lợi:
- Mặc bỉm chật gây cọ xát, ẩm ướt.
- Trẻ ăn sữa công thức, ăn dặm độ PH gia tăng hơn trẻ bú mẹ nên cũng dễ bị hăm tã.
- Trẻ bị viêm da cơ địa, hay bị các nhiễm trùng da khác như nấm, chốc,..
- Chế độ chăm sóc da không phù hợp
- Thời tiết nóng, ẩm.
Biểu hiện lâm sàng:
Vùng bẹn hay sinh dục, hậu môn của trẻ có các dát đỏ đôi khi lan cả xuống đùi hoặc lên bụng, ngoài rìa có thể có mụn nước hoạc mụn mủ ( bội nhiễm nấm hoặc viêm da cơ địa) , hoặc vết trợt hoặc bọng nước( Chốc-bội nhiễm tụ cầu)
Cách vệ sinh cho bé:
- Rửa vùng bẹn sinh dục của trẻ nhẹ nhàng, thấm khô.
- Nếu dùng khăn ướt nên dùng khan không có mùi thơm để hạn chế kích ứng da trẻ.
Sử dụng sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm và dịu da - Tập thói quen cho trẻ đi tè đứng giờ.
- Thời tiết nóng ẩm hạn chế dùng bỉm.
Lưu ý các thức ăn có vị chua xemcos liên quan đến các đợt hăm tã của trẻ không.
Điều trị:
- Vệ sinh vùng bẹn, hậu môn sinh dục được khô ráo, sạch sẽ.
- Sử dụng bỉm dùng 1 lần, dùng bỉnh đúng size không dùng bỉm chật.
- Mặc quần rộng, thoáng mát.
- Dùng các kem phục hồi bảo vệ da như bepanthen cream, Baifem K, kẽm oxit…
- Khi có mụn nước hoặc vết trợt hoặc tổn thương lan rộng cần đưa trẻ tới Phòng khám chuyên khoa da liễu để khám và điều trị